Các em thân mến, chắc không dưới một lần các em từng thắc mắc:
Có phải mỗi loài vật đều có ngôn ngữ riêng?
Lũ vẹt hay bắt chước tiếng người, nhưng liệu chúng có hiểu mình đang nói gì không nhỉ?
Phải chăng tồn tại những loài động vật có thể giao tiếp mà không cần tới âm thanh?
Trong số các loài chim hoạt động về đêm, loài nào mà được mệnh danh là “sát thủ không tiếng động”?
Vì sao cá sấu thường xuyên trườn trên bùn lầy mà ít khi bị nhiễm bệnh?
Trong mắt loài cá, thế giới có nhiều màu sắc hay chỉ riêng hai màu trắng đen?
Vậy thì hãy cùng với bác sĩ Dolittle tài giỏi - người có thể nói chuyện với các loài vật - bước vào thế giới động vật để xem chúng có những biệt tài bí mật nào chưa được “bật mí” nhé!
Bác sĩ Dolittle nhận nuôi rất nhiều động vật vô gia cư, ngoài những con thú cưng mà ông yêu quý nhất như khỉ Chee-Chee, vịt Dab-Dab, chó Jip, lợn Gub-Gub, cú Too-Too…ông còn chăm sóc đàn cá vàng, con cá sấu hay con ngựa già què chân Toggle suốt ngày chảy dãi, lũ thỏ ngủ trong kho thực phẩm, con chuột bạch coi hộp đàn piano là tổ ấm, chú sóc nhỏ chuyên trốn trong ngăn kéo đựng đồ lót…
Biết bao nhiêu con vật trở thành bạn của bác sĩ Dolittle, thậm chí chúng còn nằng nặc đòi đi theo để được giúp đỡ ông. Lý do chỉ bởi ông là người lương thiện, nhân từ và chữa bệnh rất giỏi, mà còn vì ông hiểu được ngôn ngữ của loài vật, có thể giao tiếp với động vật, luôn quan tâm ân cần và đem tới cho chúng tình yêu thương.
Tuy chúng ta không có năng lực thần kỳ như bác sĩ Dolittle, không nghe hiểu được ngôn ngữ của các loài chim thú, nhưng chúng ta có thể khám phá kiến thức về động vật, yêu thương và giúp đỡ các loài động vật thông qua cuốn sách đầy màu sắc và những kiến thức bổ ích, lý thú, những câu chuyện hết sức đáng yêu của cuốn sách “Bác sĩ Dolittle – Những chuyến du hành tới vương quốc động vật” các em nhé.
Mời các em đón đọc!